CÔNG NGHỆ RFID VÀ NHỮNG ỨNG DỤNG
I.Giới thiệu:
RFID (Radio Frequency Identification) là phương pháp nhận dạng tự động dựa trên khả năng lưu trữ và nhận dữ liệu từ xa bằng các thiết bị thẻ RFID. Thẻ RFID có kích thước nhỏ và có thể gắn vào sản phẩm, gắn trên người, động vật. Thẻ RFID chứa các chip silicon và các anten cho phép nhận lệnh và đáp ứng lại bằng tần số vô tuyến RF từ một RFID phát đáp.
II.Lịch sử ra đời:
Năm 1945, Leon Theremin phát minh ra một công cụ do thám cho chính phủ Liên xô cũ bằng cách truyền các sóng vô tuyến phụ với tin tức audio. Thiết bị này là một thiết bị chuyển đổi âm thanh thụ động chứ không phải là một thẻ nhận dạng và được coi là thiết bị đầu tiên sử dụng một bộ xử lý công nghệ RFID. Công nghệ sử dụng RFID bắt đầu nổi bật trong những năm đầu 1920. Một công nghệ tương tự đó là bộ tách sóng IFF được phát minh 1939 bởi người Anh và được quân đồng minh sử dụng trong thế chiến thứ II để nhận dạng máy bay ta và địch.
Năm 1948 , Harry Stockman cho ra đời tập tài liệu "Communication by Means of Reflected Power“ nghiên cứu về RFID.
Năm 1973, Mario Cardullo (US) chính thức trở thành người đầu tiên hoàn thiện công nghệ RFID.
III.Các loại thẻ:
Các thẻ RFID có thể được phân loại ở dạng: thụ động, bán thụ động (hay bán tích cực), hoặc tích cực.
1.Thụ động
Các thẻ RFID thụ động không có nguồn cung cấp bên trong. Dòng điện cảm biến bên trong anten từ tín hiệu tần số vô tuyến đến chỉ đủ cung cấp công suất cho mạch tích hợp CMOS trong thẻ để phát đi đáp ứng. Hầu hết các thẻ thụ động nhận tín hiệu nhờ tín hiệu sóng mang tán xạ ngược lại từ bộ đọc thẻ. Điều này có nghĩa là anten phải được thiết kế để vừa nhận công suất từ tín hiệu đến và truyền đi tín hiệu tán xạ. Đáp ứng của một thẻ thụ động RFID không chỉ là một số nhận dạng ID (GUID); con chíp của thẻ có thể chứa bộ nhớ EEPROM để lưu trữ dữ liệu. Do không có bộ nguồn cung cấp gắn liền trên mạch nên thẻ có kích thước khá nhỏ: đó là các sản phẩm thương mại sẵn có có thể được gắn dưới lớp da. Kích thước của những thiết bị như vậy chỉ khoảng 0.15 mm x 0.15 mm, và còn mỏng hơn độ dày của một trang giấy (7.5 µm). Thêm vào đó anten cũng tạo cho thẻ có kích thước thay đổi từ kích thước con tem bưu điện đến kích thước của một thẻ bưu chính.
Các thẻ thụ động có khoảng cách đọc thực tế khoảng 2 mm lên đến một vài mét tùy thuộc vào tần số vô tuyến lựa chọn và kích thước/ thiết kế của anten. Nhờ sự đơn giản trong thiết kế mà các anten này cũng rất thích hợp để sản xuất. Các thẻ thụ động RFID không yêu cầu nguồn và có thể nhỏ hơn nữa với thời gian tồn tại không giới hạn. Các thẻ không phải là silicon được làm từ các chất bán dẫn polime đang được phát triển bởi một số công ty toàn cầu. Năm 2005, PolyIC (Đức) và Philips (Hà Lan) đã hợp tác thử nghiệm in các thẻ polime hoạt động ở băng tần 13.56MHz. Nếu thương mại hoá thành công, các thẻ polime sẽ trở nên dễ in, giống như một tờ tạp chí và có chi phí ít hơn các thẻ silicon.
2. Bán thụ động
Các thẻ RFID bán thụ động rất giống với các thẻ thụ động ngoại trừ chi tiết pin nhỏ hơn. Loại pin này cho phép IC của thẻ được cấp nguồn năng lượng không đổi, và loại bỏ nhu cầu thiết kế anten để lấy nguồn từ tín hiệu đưa đến. Vì thế các anten được tối ưu với tín hiệu bị tán xạ. Do đó các thẻ RFID bán thụ động sẽ đáp ứng nhanh hơn mặc dù kém ổn định và không hiệu quả bằng các thẻ tích cực.
3.Tích cực
Không như các thẻ thụ động, các thẻ RFID tích cực có nguồn cấp bên trong để cung cấp cho các IC tạo thành tín hiệu đầu ra. Các thẻ tích cực thường ổn định hơn (ít lỗi hơn) các thẻ thụ động do khả năng kết nối "phiên" với đầu đọc. Nhờ có nguồn cung cấp onboard nên các thẻ tích cực có thể phát công suất cao hơn các thẻ thụ động, cho phép chúng hoạt động hiệu quả hơn trong các môi trường có "tần số vô tuyến thay đổi" (người, gia xúc) như nước, kim loại nặng (xe tải, container) hoặc ở các khoảng cách xa hơn. Nhiều thẻ tích cực có khoảng cách hoạt động vài trăm mét và thời gian pin lên tới 10 năm. Một số thẻ tích cực còn bao gồm các bộ cảm biến (sensor) như cảm biến nhiệt độ dùng để giám sát độ chín hoặc giám sát nhiệt độ của các sản phẩn dễ bị hỏng. Các cảm biến khác cũng được gắn với thẻ RFID tích cực như: độ ẩm, va đập/biến động, ánh sáng, phóng xạ, nhiệt độ và không khí như etylen. Các thẻ tích cực cũng thường có dải hoạt động dài hơn (xấp xỉ khoảng 300 feet) và bộ nhớ lớn hơn các thẻ thụ động và do đó có thể lưu trữ thêm các thông tin từ bộ phát đáp. Hiện tại, thẻ tích cực nhỏ nhất có kích thước tương đương một đồng xu và được bán với giá một vài đôla.
IV.Hệ thống RFID:
Một hệ thống RFID có thể gồm một số phần tử: thẻ, bộ đọc thẻ, máy chủ, middleware và phần mềm ứng dụng. Mục đích của một hệ thống RFID là cho phép dữ liệu được truyền bởi một thiết bị di động - thẻ đến được một bộ đọc RFID và bộ đọc xử lý thông tin theo yêu cầu của ứng dụng cụ thể. Dữ liệu truyền từ thẻ có thể chứa thông tin nhận dạng hoặc thông tin định vị hoặc những chi tiết về sản phẩm được đánh thẻ như giá, màu, ngày mua, ... RFID lần đầu xuất hiện trong các ứng dụng truy nhập và theo dõi những năm 1980 và nhanh chóng thu hút sự chú ý bởi khả năng theo dõi các đối tượng đang chuyển động. Khi công nghệ được cải tiến, càng có nhiều ứng dụng sử dụng thẻ RFID.
Trong một hệ thống RFID cụ thể, các đối tượng riêng lẻ được trang bị một thẻ nhỏ có giá thành thấp. Thẻ này chứa một bộ phát đáp (transponder) với một chip nhớ có mã sản phẩm điện tử duy nhất. Bộ tích hợp, anten được đóng gói với bộ phát đáp và bộ giải mã, phát ra tín hiệu kích hoạt thẻ RFID nhờ đó nó có thể đọc và ghi dữ liệu. Khi một thẻ RFID đi vào vùng điện từ trường, nó sẽ phát hiện tín hiệu kích hoạt của thẻ đọc. Bộ đọc giải mã dữ liệu được mã hoá từ mạch tích hợp (chip silicon) của thẻ và dữ liệu dược đưa vào một máy chủ. Phần mềm ứng dụng trên máy chủ sẽ xử lý dữ liệu và thường sử dụng ngôn ngữ đánh dấu vật lý - PML.
Lấy ví dụ về các quyển sách trong thư viện. Các cổng an ninh có thể phát hiện ra khi nào có hoặc không có một quyển sách được kiểm tra trước khi ra khỏi thư viện. Khi người sử dụng mang trở lại, bít bảo mật được reset và bản ghi trong hệ thống thư viện sẽ tự động cập nhật. Trong một số giải pháp RFID, một biên lai nhận lại sẽ được tạo ra. Ở điểm này, các vật liệu có thể được lưu trữ trong các hộp nhờ thiết bị trả lại. Que dò trong kho sẽ xác định chi tiết vị trí lưu sách trong kho. Công cụ này được dùng để cất sách theo đúng thứ tự.
V.Các chuẩn RFID:
1.Điều lệ và chuẩn hoá
Không có tổ chức toàn cầu nào quản lý tần số sử dụng cho RFID. Về nguyên tắc, mọi quốc gia đều có thể thiết lập các qui định cho riêng mình. Các tổ chức chính quản lý cấp phát tần số cho RFID là:
• Mỹ: FCC (Federal Communications Commision) - Ủy ban viễn thông liên bang
• Canada: DOC (Department of Communication): Bộ viễn thông
• Châu Âu: ERO, CEPT, ETSI, và các uỷ ban quốc gia (các uỷ ban quốc gia phải phê chuẩn một tần số xác định để sử dụng trước khi nó có thể sử dụng ở quốc gia này).
• Nhật: MPHPT (Ministry of Public Management, Home Affair, Post and Telecommunication) - Bộ quản lý vấn đều chung trong nước và cộng động về bưu chính viễn thông)
• Trung Quốc: Bộ công nghệ thông tin
• Úc: Uỷ ban truyền thông đa phương tiện Úu
• NewZealand: Bộ phát triển kinh tế
Các thẻ RFID tần số thấp (LF: 125 - 134.2 kHz and 140 - 148.5 kHz) và tần số cao (HF: 13.56 MHz) có thể được sử dụng toàn cầu mà không cần cấp phép. Các tần số UHF (UHF: 868 MHz-928 MHz) không được sử dụng toàn cầu do nó không có chuẩn toàn cầu riêng. Ở Bắc Mỹ, UHF có thể được sử dụng không cần cấp phép băng tần từ 908 - 928 MHz nhưng bị hạn chế do công suất phát. Ở châu Âu, UHF được cho phép trong khoảng 865.6 - 867.6 MH. Nhưng chỉ sử dụng dải không cấp phép từ 869.40 - 869.65 MHz, nhưng bị hạn chế công suất phát. Chuẩn UHF cho Bắc Mỹ không được chấp nhận ở Pháp do nó ảnh hưởng tới dải tần số của quốc phòng. Đối với Trung Quốc và Nhật, không có qui định nào cho UHF. Mỗi ứng dụng cho UHF ở hai quốc gia này đều yêu cầu được cấp phát thông qua uỷ ban địa phương. Còn đối với Úc và Newzealand, băng tần 918 - 926 MHz không cần xin cấp phép, nhưng bị hạn chế về công suất phát. Các tần số này được xem là băng ISM (Industrial Medical Scientific – Khoa học & Y học & Công nghiệp). Tín hiệu phản hồi của thẻ có thể làm nhiễu người dùng vô tuyến khác.
2.Một số tiêu chuẩn xây dựng cho công nghệ RFID gồm
• ISO 11784 & 11785 - Các chuẩn này qui định nhận dạng tần số vô tuyến cho động vật đưa ra khái niệm kỹ thuật và cấu trúc mã.
• ISO 14223/1 - Nhận dạng tần số vô tuyến với động vật, bộ thu phát cao cấp – giao diện vô tuyến.
• ISO 10536
• ISO 14443
• ISO 15693
• ISO 18000
• EPCglobal - Đây là nền tảng chuẩn nó gần như được chuẩn hóa quốc tế theo qui tắc của ISO.
Một vấn đề bảo mật chủ đạo xung quanh công nghệ RFID là sự theo dõi trái phép các thẻ RFID. Các thẻ có thể đọc trên toàn cầu đem lại một rủi ro cho cả sự riêng tư của cá nhân và cả sự bảo mật quân sự hay dân sự.
Một lớp cấp 2 phòng thủ sử dụng mật mã để ngăn ngừa hệ vô tính gắn thẻ. Một số thẻ sử dụng một dạng nguyên lý mã lăn trong đó thông tin nhận dạng thẻ thay đổi sau mỗi lần quét và do vậy giảm được những đáp ứng không cần thiết. Các thiết bị phức tạp hơn tham gia vào các giao thức mệnh lệnh – đáp ứng ở đó thẻ sẽ tương tác với bộ đọc. Trong những giao thức này, thông tin thẻ bí mật sẽ không bao giờ được gửi trên các kênh trao đổi giữa thẻ và bộ đọc thẻ. Hơn nữa, bộ đọc thẻ sẽ đưa ra một mệnh lệnh cho thẻ, cái sẽ cho ra một kết quả được tính toán nhờ sử dụng một mạch mật mã với một số giá trị mật khác.
Những giao thức như vậy có thể dựa trên tính đối xứng hoặc mật mã khoá công khai. Thẻ có mật mã thường có giá thành và công suất tiêu thụ cao hơn so với thiết bị tương đương nhưng đơn giản hơn, và hệ quả là việc phát triển các loại thẻ này càng bị hạn chế hơn. Những hạn chế về giá cả và công suất đã dẫn đến một số nhà sản xuất triển khai các thẻ mật mã mà sử dụng các nguyên lý mã hoá yếu hơn và nó không cần thiết phải cản lại sự tấn công phức tạp. Lấy ví dụ, Exxon-Mobil Speedpass sử dụng một thẻ được mật mã được sản xuất bởi Texas Instruments gọi là DST (Digital Signature Transponder - bộ phát đáp dấu hiệu số) kết hợp với một nguyên lý mã hoá độc quyền yếu để thực hiện một giao thức mệnh lệnh – đáp ứng.
Các giao thức mật mã khác vẫn cố gắng đạt được sự bí mật trước các bộ đọc trái phép mặc dù các giao thức này mới ở mức độ nghiên cứu. Một khó khăn chính trong việc bảo mật các thẻ RFID chính là khả năng tính toán trong phạm vi thẻ còn thiếu. Các kỹ thuật mật mã chuẩn yêu cầu nhiều khả năng hơn những khả năng sẵn có trong hầu hết các thiết bị RFID giá thành thấp. Bảo mật RSA đã có bằng sáng chế một loại thiết bị cho phép phá tín hiệu RFID cục bộ bằng cách ngắt giao thức hạn chế xung đột chuẩn, điều này cho phép người dùng bảo vệ thông tin nhận dạng của mình. Nhiều cơ chế đo đã được đề xuất như đối tượng được gắn thẻ RFID với một nhãn chuẩn công nghiệp.
3.Các pháp chế cho RFID
• California – SB1834
MỤC ĐÍCH: Hạn chế buôn bán trên đường phố và các thư viện ở California sử dụng thẻ RFID gắn vào các sản phẩm tiêu dùng hoặc sử dụng một thẻ đọc RFID để nhận dạng cá nhân.
Bị huỷ bỏ bởi các thành viên quốc hội California vào 25/6/2005.
• Massachusetts – HB 1447, SB 181
MỤC ĐÍCH: Yêu cầu các nhãn đới với mục đích sử dụng RFID trên các sản phẩm tiêu dùng; yêu cầu khả năng loại bỏ các thẻ; và hạn chế thông tin trên các thẻ để kiểm kê hoặc các mục đích tương tự.
• Maryland – HB 354
MỤC ĐÍCH: Thành lập một nhóm nghiên cứu vấn đề riêng tư và các vấn đề khác liên quan đến RFID và báo cáo về pháp chế khi nào cần.
• Missouri – SB 128
MỤC ĐÍCH: Yêu cầu một ghi nhãn rõ ràng trên các kiện hàng tiêu dùng có sự hiện diện của thẻ RFID mà có thể truyền một ID duy nhất trước khi được bán đi.
• Nevada – AB 264
MỤC ĐÍCH: Yêu cầu các nhà sản xuất, đại lý phải gắn RFID trên sản phẩm của mình trước khi.
• New Hampshire – HB 203
MỤC ĐÍCH: Yêu cầu ghi chú bằng chữ hoặc lời sự có mặt của thiết bị theo dõi trên bất cứ sản phẩm nào trước khi bán.
• New Mexico – HB 215
MỤC ĐÍCH: Yêu cầu việc kinh doanh buôn bán phải cung cấp các thông báo trong nhà và trên nhãn các sản phẩm các danh mục đánh thẻ; yêu cầu khả năng loại bỏ các thẻ tại các điểm bán.
• Rhode Island – H 5929
MỤC ĐÍCH: Ngăn cấm chính quyền địa phương hoặc nhà nước sử dụng RFID để theo dõi sự di chuyển hoặc nhận dạng người lao động, sinh viên, khác hàng hoặc hình thức tương tự cho mục đích lợi ích nào đó.
• South Dakota – HB 1114
PURPOSE: Ngăn cấm một nguời nhận cấy một chíp RFID lên cơ thể.
• Tennessee – HB 300, SB 699
MỤC ĐÍCH: Yêu cầu gián nhãn các sản phẩm chứa RFID.
• Texas – HB 2953
MỤC ĐÍCH: Ngăn cấm trường học yêu cầu sinh viên sử dụng một thiết bị RFID để quản lý học sinh; yêu cầu nhà trương cung cấp phương pháp những đôứi tượng sử dụng với mục đích như trên.
• Utah – HB 185
MỤC ĐÍCH: Luật đền bù thiệt hại máy tính gồm RFID.
• Wisconsin – Assembly Bill 291
MỤC ĐÍCH: Cấm bất kỳ người nào, gồm người thuê lao động hoặc cơ quan chính phủ gắn chip vào người. Người vi phạm sẽ bị phạt lên tới 10,000 USD.
VI.Hiện trạng sử dụng:
Tổ chức nhận dạng gia súc Canada bắt đầu sử dụng các thẻ RFID để thay thế cho các thẻ mã vạch. Các thẻ được sử dụng để nhận dạng nguồn gốc một đàn bò và được sử dụng để theo dõi. Hiện tại các thẻ CCIA được các nông dân Mỹ sử dụng ở Wisconsin.
1.Trong hệ thống bưu chính viễn thông
Ngày nay, các hoạt động bưu chính đã triển khai RFID trên hệ thống khép kín khác nhau để đo kiểm, giám sát và nâng cao hoạt động Bưu chính. Ví dụ, RFID được sử dụng để giám sát dịch vụ bưu phẩm quốc tế giữa các trung tâm Bưu chính lớn. Cứ bưu phẩm nào có gắn nhãn được đưa vào khay chia chọn, thời gian chuyển phát có thể được tính toán. Điều này cho phép các vấn đề dịch vụ được xác định và được giải quyết tin cậy và tiết kiệm.
Các hoạt động bưu chính khác là theo dõi container bưu phẩm để đánh giá việc sử dụng người theo dõi và để theo dõi các vị trí container. Các hệ thống theo dõi container bằng tay có xu hướng ít dần khi khối lượng tăng và có thời hạn chót để đáp ứng các thời điểm khởi hành. Bằng cách cho phép thông tin được lưu tự động, RFID đảm bảo và thậm chí hoạt động trong những điều kiện căng thẳng. Các giám đốc bưu chính có thể dựa trên thông tin để quyết định nâng các chi phí vận tải và xác định lại các container khi cần.
Các túi bưu phẩm được theo dõi bằng RFID sẽ thông báo tình trạng phát đã được dành cho các dịch vụ bưu phẩm ưu tiên. Các túi bưu phẩm được gắn thẻ sẽ tự động được đọc ở một số điểm cụ thể trên mạng để cung cấp khả năng định vị và theo dõi được tự động hóa.
2.Trong hệ thống giao thôn
Ở Anh, các hệ thống trả trước cho các dịch vụ giao thông công cộng ra đời nhờ sử dụng công nghệ RFID. Thiết kế này được nhúng trong một thẻ tín dụng (giấy thông hành) và khi được quét nó sẽ cho biết thông hành có hợp lệ hay không và thời gian thông hành còn lại bao lâu. NCT là công ty ở thành phố Nottingham đầu tiên thực hiện dự án này và gọi nó là "beep card".
3.Trong kinh doanh
Các thẻ RFID tần số UHF hiện được sử dụng rộng rãi trong thương mại để tìm các tủ, palét, và các container chuyển hàng và để tìm các toa hàng trong các kho hàng vận chuyển.
Các thẻ RFID sóng cực ngắn được sử dụng trong việc giám sát ra vào của các xe tải trọng lớn.
4.Trong hệ thống thư viện
Các thẻ RFID được sử dụng trong các thư viện: thẻ đọc sách vuông, thẻ CD/DVD tròn và thẻ chữ nhật VHS.Các thẻ RFID tần số cao được sử dụng trong thư viện sách hoặc để tìm sách trong kho, để tìm palét, điều khiển ra vào toà nhà, tìm hành lý ở sân bay, và sử dụng để tìm các mặt hàng thuốc, trang trí. Các thẻ tần số cao được sử dụng rộng rãi trong các huy hiệu nhận dạng và thay thế cho các thẻ từ. Những huy hiệu này chỉ cần giữ trong phạm vi một khoảng cách xác định với đầu đọc để nhận dạng. Thẻ tín dụng American Express Blue hiện sử dụng một thẻ RFID tần số cao.
VII.Ưu nhược điểm:
1.Ưu điểm
- Kích thước nhỏ
- Đọc - ghi thông tin
- Không cần định hướng tia chiếu
- Tốc độ đọc, độ chính xác cao
- Có khả năng chống trộm
- Đọc nhiều thẻ cùng lúc
- Xử lý hoàn toàn tự động
2.Nhược điểm
¬- Chuẩn RFID chưa thống nhất
- Còn nhiều vấn đề kĩ thuật cần giải quyết
- Vấn đề bảo vệ thông tin cá nhân và bảo mật khó đảm bảo.
VIII.Tiềm năng:
Các thẻ RFID thường được hình dung như là sự thay thế cho mã vạch UPC hoặc EAN và có một số ưu điểm so với công nghệ mã vạch trước đây. Chúng không hoàn toàn thay thể được mã vạch một phần là do giá thành quá cao và phần còn lại là do có nhiều nguồn dữ liệu độc lập cho cùng một đối tượng để khai thác chúng. Hơn nữa, EPC kiểu mới cùng với một số nguyên lý khác hiện rất phổ biến mà lại có giá thành hợp lý.
Việc lưu trữ dữ liệu của các mục tin cần theo dõi sẽ yêu cầu rất nhiều terabyte trên tất cả các mức. Giải pháp là lọc ( không ai lưu trữ dữ liệu mà không có mục đích xác định). Điều này giống như các sản phẩm sẽ được theo dõi nhờ các palét sử dụng các thẻ RFID và mã UPC hoặc EAN với các mã vạch duy nhất ở mức đóng gói.
Mã nhận dạng duy nhất trong bất kỳ trường hợp nào là một yêu cầu cần thiết đối với thẻ RFID bất kể lựa chọn nguyên lý đánh số nào. Dung lượng dữ liệu thẻ RFID cần phải đủ lớn để đảm bảo bất kỳ thẻ nào cũng chỉ có một mã duy nhất, trong khi đó mã vạch hiện tại giới hạn là một mã loại đơn cho tất cả các loại sản phẩm. Sự duy nhất của thẻ RFID có nghĩa là một sản phẩm có thể được theo dõi một cách độc lập khi nó được chuyển từ vị trí này đến vị trí khác và cuối cùng là đến tay khách hàng. Điều này giúp các công ty chống lại kẻ trộm và các hình thức mất mát sản phẩm khác. Hơn nữa, việc theo dõi sản phẩm như thể cũng là một đặc điểm quan trọng mà RFID hỗ trợ không chỉ gồm thông tin nhận dạng duy nhất mà còn gồm cả số hiệu (serial number) của sản phẩm. Và điều này giúp cho các công ty không chỉ đối phó với sự thiếu chất lượng mà còn góp phần tìm theo dõi và tìm hiểu khách hàng sau bán hàng.
RFID còn được đề xuất cho kiểm tra kho POS thay thế cho máy kiểm tiền tự động mà cần quét vạch. Tuy nhiên, nó gần như không thể giảm đáng kể chi phí các thẻ hiện tại và thay đổi quá trình vận hành của POS. Thẻ RFID tích cực cũng có tiềm năng thực hiện chức năng như những cảm biến từ xa giá thành thấp dùng để loan báo thông tin từ một trạm gốc. Các ứng dụng có thể gồm: cảm biến về tình trạng đường nhờ các đèn báo, bản tin thời tiết, giám sát mức ồn.
• Cấy mô:
Các chíp RFID cấy vào mô được thiết kế để quản lý động vật hiện đang được sử dụng cho người. Một thí nghiệm gần đây với các mô cấy RFID được thực hiện bởi giáo sư Kevin Warwick người Anh, ông đã thực hiện cấy mô một con chíp vào cánh tay của mình năm 1998. Ở Barcelona, Tây Ban Nha và ở Rotterdam, Hà Lan người ta sử dụng một con chíp cấy mô để nhận dạng khách hàng VIP, và những vị khách này sử dụng chíp đó để thanh toán tiền uống. Trong năm 2004, văn phòng luật sư Mexico đã cấy chíp Verichip vào 18 nhân viên của mình để giám sát truy nhập vào phòng dữ liệu mật.
Các chuyên gia bảo mật đang cảnh báo việc sử dụng RFID cho những người cần xác thực dẫn đến rủi ro cho các chuyên gia nhận dạng. Lấy ví dụ, một cuộc tấn công của bọn mafia có thể làm cho một kẻ tấn công đánh cắp nhận dạng của một người trong thời gian thực. Theo các rằng buộc về tài nguyên của RFID thì nó gần như không thể chống lại các mô hình tấn công như vậy do cần phải có các giao thức phức tạp ở khoảng cách xa.