BK- ME : Bach Khoa's Mechanical - Electronic
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

BK- ME : Bach Khoa's Mechanical - Electronic

Anything about Mechanical - Electronic, WE SHARE!!!!
 
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Mong mọi người ùng đóng góp để xây dựng diễn đàn ngày một tốt hơn!
May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Latest topics
» Lợi Ích Khi Sử Dụng Bộ Lưu Điện
Cùng bình luận nào anh em : Hãy nói với thanh niên: bạn có tương lai ở đây  Emptyby boluudienmpv Sun Jan 11, 2015 11:50 pm

» Lịch trình kiểm tra định kỳ, bảo dưỡng bộ lưu điện ups
Cùng bình luận nào anh em : Hãy nói với thanh niên: bạn có tương lai ở đây  Emptyby boluudienmpv Sun Jan 11, 2015 11:48 pm

» [MF] All Mechatronic and Robotic Ebooks
Cùng bình luận nào anh em : Hãy nói với thanh niên: bạn có tương lai ở đây  Emptyby satara_lt Tue Oct 09, 2012 6:19 pm

» The Voice Season 3 - Tập 4
Cùng bình luận nào anh em : Hãy nói với thanh niên: bạn có tương lai ở đây  Emptyby satara_lt Wed Sep 19, 2012 8:02 pm

» The Voice Season 3 - Tập 3
Cùng bình luận nào anh em : Hãy nói với thanh niên: bạn có tương lai ở đây  Emptyby satara_lt Wed Sep 19, 2012 8:01 pm

» The Voice Season 3 - Tập 2
Cùng bình luận nào anh em : Hãy nói với thanh niên: bạn có tương lai ở đây  Emptyby satara_lt Wed Sep 19, 2012 8:01 pm

» The Voice Season 3 - Tập 1
Cùng bình luận nào anh em : Hãy nói với thanh niên: bạn có tương lai ở đây  Emptyby satara_lt Wed Sep 19, 2012 7:58 pm

» [English] Naruto 602: Alive
Cùng bình luận nào anh em : Hãy nói với thanh niên: bạn có tương lai ở đây  Emptyby satara_lt Wed Sep 19, 2012 7:45 pm

» [English] Bleach 508: Like a raging fire
Cùng bình luận nào anh em : Hãy nói với thanh niên: bạn có tương lai ở đây  Emptyby satara_lt Wed Sep 19, 2012 7:28 pm

» [English] Onepiece 682: Mastermind
Cùng bình luận nào anh em : Hãy nói với thanh niên: bạn có tương lai ở đây  Emptyby satara_lt Wed Sep 19, 2012 7:23 pm

Chọn lọc

ÁO LỚP

ÁO LỚP

Mở pic làm áo lớp này anh em vô thảo luận để coi sao he. Thấy vụ này cũng hay. Làm mai mốt còn có chút kỉ niệm với lớp chứ nhỉ.

BK-ME và bước đi đầu

 Paypal từ A-Z

Thân chào tất cả các anh em Thay mặt ban quản trị forum tôi xin thông báo với toàn thể mọi người về việc chính thức đưa vào hoạt động diễn đàn BK-ME (Mechanical - Electronic) Hy vọng BK-ME sẽ đem lại cho mọi người một môi trường học tập và làm việc năng động, sáng tạo, hiệu quả hơn.

TỔNG KẾT NGÀY CTXH

 Paypal từ A-Z

Các bạn nhanh chóng nộp cho mình một form tổng kết ngày CTXH của các bạn tham gia

Paypal từ A-Z

 Paypal từ A-Z

tuy đã có bài hướng dẫn nhưng do newbie chơi PTC ngày càng tăng mà đọc vẫn không biết cách tạo và veryfi PP. nên tớ lếch bài này về cho newbie làm theo. chú ý đọc kĩ và nhìn kĩ hình ảnh.

Bài Giang Solidwork

Ba trang web học tiếng Anh hữu dụng

Bài giảng của tác giả Nguyễn Hồng Thái và một số tác giả khác giáo trình khá đầy đủ giúp cho các bạn sử dụng phần mềm nhanh chóng và dễ dàng..

Hit
hit counter
free web hit counter
Cùng bình luận nào anh em : Hãy nói với thanh niên: bạn có tương lai ở đây  Labels=0
Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 
Rechercher Advanced Search

 

 Cùng bình luận nào anh em : Hãy nói với thanh niên: bạn có tương lai ở đây

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
slove

slove


Nam Horse
Tổng số bài gửi : 73
BK-ME Coins : 5140
Sinh nhật : 02/09/1990
Ngày gia nhập : 29/08/2010
Tuổi : 33
Đến từ : Nghệ An quê choa

Cùng bình luận nào anh em : Hãy nói với thanh niên: bạn có tương lai ở đây  Empty
Bài gửiTiêu đề: Cùng bình luận nào anh em : Hãy nói với thanh niên: bạn có tương lai ở đây    Cùng bình luận nào anh em : Hãy nói với thanh niên: bạn có tương lai ở đây  EmptyTue Sep 14, 2010 10:30 pm

Giáo sư Pierre Darriulat:


Hãy nói với thanh niên: bạn có tương lai ở đây

TTCT - Chọn VN là nơi gắn bó suốt hơn mười năm qua, giáo sư Pierre Darriulat - một trong những nhà vật lý thiên văn hàng đầu thế giới - chia sẻ cùng TTCT góc nhìn riêng của ông về những gì mà VN đã bỏ lỡ và có thể lấy lại trong việc gầy dựng một nguồn vốn liếng trí thức trẻ.


[You must be registered and logged in to see this image.]
Một góc riêng của giáo sư Ngô Bảo Châu. Sáng 20-8, nhiều tờ báo của Ấn Độ đăng trang nhất sự kiện tổng thống Ấn Độ trao giải Fields cho giáo sư Ngô Bảo Châu - Ảnh: Hoài Linh




Vấn đề của giáo dục đại học VN hiện nay không phải là thiếu ý tưởng mà là không ai lắng nghe và thực hiện những ý tưởng đó. Một điều mà nhiều người đã nhận ra là tình trạng chảy máu chất xám khá trầm trọng, nhiều người trẻ đã trưởng thành và cống hiến phần lớn ở nước ngoài - giáo sư nói.
Hãy nói: “Các bạn có tương lai ở đây!”
- Ở VN, các gia đình thật sự dành cả gia tài để cho con đi du học. Nhiều học sinh giỏi đã chọn con đường đi học ở nước ngoài và rất nhiều người trong số đó chỉ quay lại VN khi nghỉ hưu. Đáng tiếc, chúng ta không làm gì để giải quyết vấn đề này cả. Chúng ta cần nói với thanh niên rằng: “Các bạn có tương lai ở đây. Chúng tôi có kế hoạch X, tầm nhìn Y. Tương lai đó trông chờ ở các bạn”.
Thực tế, VN chưa khiến những người trẻ tuổi tin tưởng rằng đất nước cần họ và sẽ trọng dụng họ. Ít nhất tôi có thể khẳng định như vậy trong lĩnh vực vật lý, chuyên ngành của tôi.
* Điều gì đã khiến ông nghĩ vậy?
- Mười một năm qua tôi sống và làm việc ở VN. Khi mới tới, tôi đã nghe nói đến việc xây dựng các lò phản ứng hạt nhân. Từ đó đến nay, VN đã làm gì? Có ai nói với thanh niên rằng trong 10, 20 năm nữa VN sẽ cần những kỹ sư, nhà khoa học trình độ cao? Có ai nói với họ là tương lai của đất nước cần gì cụ thể ở họ không? Không. Thậm chí đến bây giờ, khi dự án này đã đi vào thực hiện thì vẫn vậy.
Rồi trong lĩnh vực vệ tinh, VN vẫn chưa thật sự bắt tay vào xây dựng khoa học vệ tinh hay xây dựng các chính sách vũ trụ. Như vậy làm sao thanh niên có thể biết họ nên trông chờ vào điều gì. (Hay VN có làm vậy nhưng không nói cho thanh niên biết?).
Một ví dụ khác từng khiến tôi bị sốc: ông trưởng khoa vật lý của một trường ĐH ở Hà Nội tự hào nói với tôi rằng sinh viên của ông ấy đi học ở nước ngoài rất nhiều. Tôi ngạc nhiên tại sao một vị trưởng khoa lại có thể nói như vậy. Ông ấy chỉ nên tự hào khi có nhiều sinh viên nước ngoài theo học tại khoa hoặc trường của ông ấy. 11 năm qua, những tư duy như vậy vẫn không thay đổi và không có tiến triển. Tình trạng chảy máu chất xám vì thế vẫn tiếp diễn.
Trường hợp giáo sư Ngô Bảo Châu là một ví dụ. Khi nhìn vào Ngô Bảo Châu, điều thứ nhất tôi thấy là ở VN có rất nhiều người thông minh. Nhưng nói như thế cũng không khác gì nói rằng ở Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Đức... có rất nhiều người thông minh. Thứ hai, sau khi Ngô Bảo Châu giành giải Olympic toán quốc tế và sang châu Âu, có ai biết không? Dường như chúng ta chỉ phát hiện sự tồn tại của anh ấy khi có giải thưởng Fields.
Còn rất nhiều Ngô Bảo Châu như thế đang ở nước ngoài và VN vẫn chưa quan tâm đúng mức. Bây giờ chúng ta mong muốn anh Châu về nước làm việc. Tại sao những người như anh ấy phải quay về VN? Điều ấy được nói ra đã muộn mất 20 năm rồi. Nay VN không còn cơ hội dùng những người như vậy với tư cách các nhà khoa học nữa. VN đã lỡ con tàu đó rồi. Điều có thể là dùng họ làm người cố vấn.
* Đó là cách nước Pháp đã làm trong trường hợp này?
- Ồ, không chỉ Pháp, nước nào cũng đang làm như thế. Tôi thường gọi đó là “tổ đặc nhiệm” chuyên đưa ra lời khuyên. Một tổ đặc nhiệm như thế thường gồm những người được giới khoa học thế giới công nhận chứ không phải vì họ là con trai của ông X, Y, Z nào đó. Tiêu chí duy nhất là họ đã giành được sự công nhận quốc tế trong khoa học, dù họ đang sống ở VN hay nước ngoài không quan trọng. Một tổ khoảng 15-20 người, gặp nhau vài lần mỗi năm, còn lại là làm việc qua các phương tiện khác.
Tôi có một cô sinh viên làm nghiên cứu tiến sĩ tại Trường ĐH Paris 10 và một trường ĐH ở Hà Nội. Cuối cùng cô ấy có bằng của Trường Paris 10 nhưng không được trường ĐH ở Hà Nội cấp vì hai lý do: thứ nhất do cô ấy thay đổi tên gọi của luận án. Điều này là rất bình thường khi làm nghiên cứu: chúng ta muốn chứng minh hoặc đi tìm một điều gì đó, nhưng quá trình đi tìm có đưa đến kết quả mong đợi từ đầu hay dẫn tới một phát hiện khác là chuyện bình thường. Cô ấy đã thay đổi tên luận án cho phù hợp với quá trình đó.
Lý do thứ hai là trường ĐH trong nước không chấp nhận luận án của cô ấy đứng tên cùng nhiều người khác. Điều này rất nực cười vì trong khoa học không có ai nghiên cứu một mình cả. Cô ấy đã phải thực hiện nhiều nghiên cứu trong một phòng thí nghiệm ở Argentina cùng nhiều đồng nghiệp khác. Ông giám đốc ĐH Hà Nội khi biết điều này rất lấy làm tiếc nhưng nói đó là quy định, không thay đổi được. Với tôi, điều này vô cùng đáng buồn. Tôi dành cả thời gian cho các sinh viên ở đây, nhưng quá khó để có thể thay đổi.
Tôi nói tất cả những điều này không phải để chỉ trích, cũng không phải với tư cách là một người Pháp đến từ một nước phát triển và tới đây nói các bạn nên làm điều này điều kia, mà là của một người đã sống ở VN hơn mười năm và đang cống hiến phần còn lại của cuộc đời tôi cho VN. VN đã mất ba thế hệ khoa học rồi. Điều này cũng do lịch sử chiến tranh đáng buồn và bất công gây ra, nhưng nhắc đi nhắc lại như thế không có ích gì.
Đã đến lúc chúng ta phải xây dựng một cái gì đó mới mẻ.

[You must be registered and logged in to see this image.]
Giáo sư Pierre Darriulat - Ảnh: H.Giang
Giáo sư Pierre Darriulat (sinh năm 1938) là một nhà vật lý hàng đầu quốc tế, viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học Pháp từ năm 1986. Năm 1998, sau khi nghỉ hưu, giáo sư Darriulat sang VN sinh sống ở Hà Nội, thành lập phòng thí nghiệm vật lý tia vũ trụ đầu tiên của VN đặt tại Viện Khoa học và kỹ thuật hạt nhân, đào tạo các nhà nghiên cứu trẻ về vật lý tia vũ trụ và đóng góp nhiều ý kiến về đổi mới giáo dục ĐH và nghiên cứu của VN tại các diễn đàn khác nhau.
Có một “mái nhà” chờ đợi những người du học trở về
* Điều mới mẻ ấy, đối với VN, có thể là gì?
- Trên thế giới, tất cả các trường ĐH đều dạy sinh viên cách mở rộng trí óc của mình ra thế giới, nhưng ở VN 11 năm qua, tôi thấy chưa ai quan tâm đến lĩnh vực này (trong ĐH). Tôi làm việc trong môi trường tri thức suốt cuộc đời và tôi có điều kiện tiếp xúc với những trường ĐH hàng đầu như Harvard, Oxford... nhưng chưa bao giờ có thể nói chuyện với một ai đó về khoa học đến từ ĐH của VN.
Phần lớn giảng viên ở đây chỉ lên lớp giảng bài và về nhà, thậm chí có người còn không tự viết được giáo án. Tôi nghĩ những giảng viên, nhà khoa học, nhà nghiên cứu trẻ tuổi cần tập hợp lại để bắt đầu làm việc khoa học thật sự. Cha mẹ họ đã không thể làm bởi hoàn cảnh lịch sử, nếu thế hệ trẻ hôm nay không làm điều đó thì không ai khác sẽ làm.
Tôi tốt nghiệp ĐH Pháp năm 1958, sau đó sang Mỹ lấy bằng tiến sĩ. Lúc đó, nước Pháp nói với tôi: “Chúng tôi cần anh để làm việc x, y, z này... Anh hãy quay trở lại”. Vì thế tôi đã quay về Pháp. VN phải đợi tới khi có giải Fields mới nói ra điều đó. Lẽ ra phải làm như vậy sớm hơn để những người đi du học hiểu là họ có một “mái nhà” chờ đợi họ trở về trong nước. Nếu muốn thay đổi điều đó, các bạn cần một cuộc cải cách.
Tôi có cơ hội gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp cách đây vài năm. Ông cầm tay tôi và nói đại ý rằng: “Hãy tiếp tục chiến đấu. Hãy làm một cuộc cách mạng”. Tôi không bao giờ quên điều đó.
* Theo ông, cuộc cách mạng đó cần bắt đầu từ đâu?
- Cộng đồng khoa học trong trường ĐH hãy chào đón những thanh niên đi du học, những Việt kiều trẻ tuổi về làm việc và tôn trọng họ, tôn trọng tri thức của họ.
Tôi rất ngạc nhiên khi biết có giảng viên bị phát hiện là “mượn” bài viết của người khác mà sau đó vẫn tiếp tục làm giảng viên. Làm như vậy không khác nào chúng ta muốn tuyên bố rằng ta không tôn trọng kiến thức và người trí thức. Tôi nói vậy không phải để phán xét mà muốn nêu lên một thực tế là trong cộng đồng khoa học thế giới, lừa dối đồng nghĩa với tự sát. Anh lừa dối một lần và tên anh sẽ không bao giờ được nhắc đến nữa.
Vì thế tôi luôn nói khoa học là trường học tốt, dạy ta kỹ thuật, đạo đức và tinh thần làm việc cùng nhau. VN có tham vọng tiến lên bậc phát triển cao hơn, điều đó không rơi từ trên trời xuống mà phải xuất phát từ sự tôn trọng và học hỏi các giá trị.

Các giảng viên ĐH được trả lương quá ít ỏi. Không thể lấy lý do VN là một nước nghèo mà lương của một nhân viên kế toán mới ra trường lại cao hơn lương của một giảng viên ĐH. Vấn đề không chỉ là tiền bạc, mà còn là sự tôn trọng kiến thức, hiểu tầm quan trọng của các hoạt động tri thức. Tại sao chúng ta chỉ hoan nghênh những Việt kiều có nhiều tiền về nước đầu tư mà không hoan nghênh cả những Việt kiều có tầm trí tuệ lớn lao?
Vì thế hãy bắt đầu bằng một mức lương tốt cho các giảng viên ĐH. Giảng viên cần được trả lương đầy đủ để sống một cuộc sống vừa phải, có điều kiện tập trung nghiên cứu, giảng dạy, tự viết giáo án chứ không đơn thuần đọc một quyển sách cho sinh viên chép.






From: [You must be registered and logged in to see this link.]
Về Đầu Trang Go down
quanghoadt
Nhập môn
Nhập môn
quanghoadt


Nam Tổng số bài gửi : 144
BK-ME Coins : 5187
Ngày gia nhập : 08/09/2010

Cùng bình luận nào anh em : Hãy nói với thanh niên: bạn có tương lai ở đây  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Cùng bình luận nào anh em : Hãy nói với thanh niên: bạn có tương lai ở đây    Cùng bình luận nào anh em : Hãy nói với thanh niên: bạn có tương lai ở đây  EmptyTue Sep 14, 2010 10:41 pm

We really need a change [You must be registered and logged in to see this image.]
Về Đầu Trang Go down
 
Cùng bình luận nào anh em : Hãy nói với thanh niên: bạn có tương lai ở đây
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» MU Gia Long - Đẳng cấp chiến binh - Open 01/10
» Nero 9 Reloaded (9.4.26.0) Full-Windows 7 tương thích + Keymaker
» Cùng cảm nhân nào
» Anh em cùng up clip ảo thuật nào
» Mẫu đồ án chi tiết máy, cũng giống bài tập lớn

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
BK- ME : Bach Khoa's Mechanical - Electronic :: Góc suy ngẫm :: suy nghĩ-cảm nhận-
Chuyển đến