Cập nhật BIOS
Nâng cấp Bios của PC sẽ giúp những phần cứng bên trong của hệ thống có thể hoạt động với chất lượng tối ưu nhất. Nâng cấp Bios sẽ giúp cải thiện hiệu suất hoạt động, cập nhật các bản vá lỗi và thậm chí là trang bị thêm các tính năng mới. Để biết được thông tin của phiên bản Bios đang sử dụng, bạn có thể xem khi tiến hành khởi động hệ thống, trong Bios Setup hoặc sử dụng các phần mềm xem thông tin Bios chuyên dụng trên hệ điều hành đang sử dụng. Một khi xác định được phiên bản Bios đang sử dụng, bạn có thể truy cập trang chủ của hãng sản xuất để tải phiên bản cập nhật rồi tiến hành cập nhật cho Bios.
Vô hiệu hóa các thiết bị không mong muốn
Để đẩy nhanh tiến trình khởi động cho hệ thống bạn cần tiến hành tắt các thiết bị mà bạn không sử dụng đến. Chẳng hạn như card âm thanh, đồ họa tích hợp (nếu sử dụng card rời), vô hiệu các cổng kết nối,… Bạn có thể truy cập vào Bios Setup để thiết lập các tùy chọn.
Bạn nên cẩn thận khi vô hiệu hóa các lựa chọn
Còn nếu đang sử dụng Windows, bạn có thể sử dụng lệnh devmgmt.msc tại trình Run trong XP (hoặc Find trong Vista/7) và tiến hành tìm các thiết không dùng đến, nhấp chuột phải và chọn Disable để vô hiệu hóa nhằm tiết kiệm tài nguyên hệ thống. Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận khi tiến hành tắt các lựa chọn vì nếu không rất có thể hệ thống của bạn sẽ không thể nào khởi động lại được. Nếu muốn chắc chắn, bạn có thể tìm kiếm thông tin về các lựa chọn này trên Internet sẽ rất hữu ích.
Giảm bớt các thiết bị khởi động khi reboot
Việc tối ưu hóa Bios sẽ có tác động rất lớn trong việc tăng tốc khởi động cho PC. Bạn có thể tắt tính năng kiểm tra bộ nhớ mở rộng, bật các chế độ QuickBoot hay FastBoot (có thể tên khác nhau) để tăng tốc thêm một chút ít.
Tiếp tục, trong Bios Setup bạn có thể nhìn thấy các tùy chọn cho việc khởi động các thiết bị (trong lựa chọn Boot hoặc Startup>Boot menu tùy theo mainboard) với danh sách các thiết bị mà hệ thống xác định sẽ khởi động khi PC được khởi động.
Hãy chắc chắn một điều rằng, ổ cứng của bạn sẽ có trong danh sách các thiết bị khởi động cùng hệ thống nhằm tránh lãng phí thời gian cho hệ thống kiểm tra các thiết bị. Nếu bạn không cần khởi động từ đĩa CD/DVD, bạn có thể vô hiệu hóa tính năng này đi và chỉ khi nào cần khởi động (thường chỉ sử dụng khi cài đặt lại hệ điều hành hoặc sử dụng các đĩa cứu hộ như LiveCD hay Hiren’s Boot mà thôi) thì hãy bật lên.
Tắt tính năng kiểm tra thiết bị USB khi khởi động
Nếu như bạn đang tiến hành kết nối một ổ đĩa USB với máy tính thì nó sẽ tự động xuất hiện trong danh sách các thiết bị cần được kiểm tra trước khi hệ thống được khởi động lấy thông tin từ ổ đĩa cứng trong máy. Chính vì vậy, điều này sẽ góp phần làm hệ thống bạn trở nên rùa bò hơn đôi chút. Và đối với một số Bios bây giờ, nó được trang bị tính năng có tên USB Mass Storage Delay sẽ giúp bạn kiểm soát việc kiểm tra này được tốt hơn.
Điều này sẽ giúp bạn tăng con số kiểm tra thiết bị Bios trong thời gian lâu hơn nhằm tránh tình trạng kiểm tra thiết bị ngay trong thời gian khởi động máy. Còn nếu muốn vô hiệu hóa, không muốn khởi động từ các thiết bị kết nối qua cổng USB, bạn có thể giảm con số này đến mức thấp nhất vì khi đó, hệ thống bạn sẽ coi như bỏ lơ qua thiết bị kết nối cổng USB này.
Overclock CPU
Overclock CPU còn có một tên thân thiện đó chính là ép xung CPU cho phép CPU hoạt động với tốc độ nhanh hơn tốc độ thực của nó. Đây là một công việc được đánh giá cao khi nó có thể cho phép tốc độ CPU có thể hoạt động nhanh hơn từ 10 đến 20% tốc độ thực của CPU (và thậm chí còn có những cao thủ ép xung giúp nó vượt qua ngưỡng 20% này) trong vài phút làm việc. Mặc dù vậy, do tốc độ được nâng lên nên công việc này sẽ chứa đựng nhiều rủi ro khi mà nhiệt độ của CPU hay như điện áp sử dụng sẽ tăng nhanh (rất dễ quá tải).
Bạn dĩ nhiên nếu bạn thích nâng cao hiệu quả hoạt động của CPU thì bạn cần phải đối mặt với rủi ro. Nếu muốn thử thách như vậy, trong Bios Setup, bạn có thể tìm trong tùy chọn thiết lập nâng cao trong menu Advanced). Và lúc thiết lập, bạn cần phải am hiểu kỹ trước những phần cứng mà mình đang sử dụng để điều chỉnh tốc độ được an toàn.
OCCT là một trong những công cụ đắc lực hỗ trợ cho việc ép xung
Một khi thực hiện được rồi, bạn có thể sử dụng đến công cụ như memtest86 + hay OCCT để đánh giá mức an toàn của hệ thống sau khi ép xung. Nếu thấy tốt, bạn có thể nhờ đến những công cụ này điều chỉnh tăng tần số hoạt động lên thêm một chút và xem những gì sẽ xảy ra, hoặc bạn cũng có thể tăng/giảm mức điện áp cung cấp cho các thành phần khác (các thông số như VCore, memory voltage) để tăng tốc độ, nhưng điều này cũng có nghĩa các thành phần khác cũng tham gia vào cuộc chơi ép xung này nên không tránh bị ảnh hưởng.
Bạn cần kiểm tra các chế độ hỗ trợ ép xung được bật
Và để ép xung CPU một cách an toàn, nếu bạn đang sử dụng hệ thống CPU Core 2 Duo hay Core i7 thì bạn cần kiểm tra trong Bios Setup đảm bảo rằng các chế độ như Intel Dynamic Acceleration hay Turbo Mode đều đã được bật. Tuy nhiên, nếu bạn vô hiệu hóa chúng thì việc ép xung trong môi trường hệ điều hành sẽ được diễn ra dễ dàng hơn một chút.
Lau sạch bụi cho các quạt của laptop
Theo thời gian hoạt động, các quạt của laptop sẽ bị bụi bám vào. Điều này sẽ khiến hệ thống của bạn dễ bị treo do quá nóng hay như pin bị tiêu hao năng lượng nhiều hơn do quạt phải hoạt động công suất lớn hơn trong khi tốc độ lại không đạt tối đa. Và khi tiến hành lau sạch bụi bẩm bám trên các cánh quạt sẽ giúp nó chạy nhanh hơn giúp CPU hoạt động được mát mẻ hơn tạo điều kiện cho hệ thống chạy dĩ nhiên sẽ nhanh hơn. Điều này trên một máy tính để bàn cũng tương tự.
Tăng tốc độ đồ họa
Ép xung card đồ họa sẽ giúp hệ thống xử lý đồ họa được nhanh hơn. Và tùy theo card đồ họa mà chúng trang bị cho bạn nhiều khả năng ép xung khác nhau. Chẳng hạn với hệ thống đồ họa của Nvidia, bạn có thể click chuột phải trên desktop, chọn Nvidia Control Panel>Adjust GPU settings, chọn Custom clock frequencies và tìm đến mục Core bus and memory bus để thay đổi các con số phù hợp nhất.
Và dĩ nhiên cũng giống như ép xung CPU, bạn cũng phải đối diện với nhiều rủi ro trong việc ép xung card đồ họa. Nếu bạn đã cảm thấy hệ thống ổn định, bạn có thể yên tâm với những thiết lập của mình, còn nếu không, hãy hiệu chỉnh lại gấp.
Đối với các card của ATI, bạn có thể tham khảo hướng dẫn bằng tiếng Anh tại đây
Nếu muốn việc tăng tốc độ họa được an toàn thì bạn có thể tận dụng thiết lập đáng giá ở một số Bios thời nay đó chính là thiết lập PEG link mode. Tuy nhiên, cũng như CPU chế độ này chỉ cho phép ép card đồ họa lên một mức nhỏ làm hạn chế việc ép xung mức độ cao hơn đối với những ai cần nhu cầu ép xung lớn.
Tối ưu hóa bộ nhớ Ram
Để thiết lập việc giảm thiểu sự chậm chễ khi lấy thông tin bộ nhớ từ Ram, bình thường Bios sẽ thiết lập thông số giá trị là By SPD, có nghĩa là nó sẽ lấy những giá trị mặc định mà bộ nhớ Ram trang bị cho bạn. Tuy nhiên, tại đây bạn có thể thay đổi các giá trị là Disabled hay User defined tùy thuộc ý thích của bạn.
Để thực hiện, bạn tìm đến lựa chọn CAS Latency và thiết lập. Sau khi thiết lập, bạn hãy khởi động lại hệ thống xem có vấn đề gì xảy ra hay không. Nếu không thấy gì nghĩa là bạn vẫn có thể làm hơn. Cứ thế cho đến khi hệ thống bị treo thì có nghĩa nó phải dừng lại con số trước khi hệ thống bị treo là được.
Hiệu chỉnh BIOS
Nếu bạn muốn hiệu chỉnh tăng tốc card đồ họa thông qua một công cụ hỗ trợ của hãng card đồ họa đó, bạn có thể nhờ đến công cụ của mvktech để chỉnh sửa thông số Bios với tên Nibitor (tải về tại đây). Sau khi tải về và khởi động nó, bạn truy cập theo đường dẫn Tools>Read BIOS>Select device và chọn OK. Sau đó nhấp chuột vào chọn Tools>Read BIOS>Read into Nibitor để bắt đầu thử nghiệm. Tuy nhiên, bạn không thể thay đổi các thông số quạt trong bảng điều khiển.
Và khi đã chấp nhận các thay đổi, bạn có thể nhấn vào File>Save để lưu lại tiến trình.